2/4/09

VIỆC THỜ CÚNG TRONG ĐẠO GIÁO VIỆT NAM

Bất cứ tôn giáo nào cũng có những "giáo chủ" và cũng duy trì những hình thức thờ cúng. Đạo giáo cũng không ngọai lệ. Riêng Đạo giáo Việt Nam, bên cạnh việc thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão quân, thần Trấn Vũ (Huyền Vũ), Quan thánh đế (Quan Công), thần điện của Đạo giáo phù thủy Việt Nam còn thờ nhiều vị thần thánh khác do Việt Nam xây dựng. Trần Hưng Đạo được coi là có tài trừ tà ma cứu nạn cho dân nên được tôn là Đức Thánh Trần; Liễu Hạnh được coi là nàng tiên có nhiều pháp thần thông luôn phù hộ cho dân nên được tôn là bà Chúa Liễu. Trong tâm thức dân gian, Thánh và Chúa luôn sóng đôi bên nhau (tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ)- đó chính là sản phẩm của lối tư duy cặp đôi theo triết lý âm- dương.
Ngoài ra, các Pháp sư còn hay thờ các thần: Tam Bành, Độc Cước, Huyền Đàn, Ông Năm Dinh, Quan Lớn Tuần Tranh.
Tam Bành tương truyền vốn là ba bọc sừng- sỏ- sắt do một bà mẹ quê ở Vụ Bản (Nam Định) sinh ra vào thời vua Lê Thánh Tông. Bà mẹ sợ quá đem chôn. Rồi sừng- sỏ- sắt hóa thành tinh, rất linh thiêng và có công đánh giặc nên được vua phong là Tam Danh Đại Tướng âm binh. Các pháp sư thờ hình người có ba đầu, gọi là Tam Danh, dần dần đọc chệch thành Tam Bành.
Thần Độc Cước là con một pháp sư nổi tiếng ở Từ Sơn (Bắc Ninh). Tương truyền đức trẻ mới ba tuổi đã đánh trống động tới Trời. Trời sai Thiên tướng xuống lừa lúc nó ngủ chém xẻ đôi người. Bố nó đem chôn, tương truyền trăm ngày sau đứa bé sống lại, chỉ còn đầu mình với một tay một chân nên được gọi là Độc Cước. Ở núi Sầm Sơn (Thanh Hóa) có đền thần Độc Cước thờ một vết bàn chân lớn in thủng mặt đá, tương truyền thần bắt tà ma rất linh.
Huyền Đàn là vị thần tương truyền xuất hiện vào thời Đinh, cuỡi cọp đen, múa gươm, đánh đâu tháng đó, được Ngọc Hòang xếp vào số mười hai thiên tướng.
Ông Năm Dinh hay Ngũ Dinh quan lớn là thần Ngũ Hổ có sức mạnh chấn trị tà ma. Ông Năm Dinh được thờ trong điện dưới dạng bức tranh Ngũ Hổ.
Quan Lớn Tuần Tranh tương truyền là một cặp rắn thần nở từ trứng do hai ông bà già ở Tứ Kỳ (Hải Dương) nhặt được. Lớn lên, cặp rắn quấn quít lấy hai người nhưng lại hay ăn gà. Sợ hàng xóm biết, ông phải đem chúng xuống sông Tranh, nơi đó nước trở nên xóay mạnh và rất linh thiêng. Quan Lớn Tuần Tranh được thờ trong Điện dưới dạng hai con rắn bằng giấy (là Thanh xà và Bạch xà) (đặt tên theo Ngũ hành).
ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO GIÁO CHO KHOA HỌC
Có lẽ do bị hạn chế bởi là một tôn giáo nên Đạo giáo chỉ dừng lại là nền tảng cho nhiều khoa học khác ra đời. Tuy nhiên cũng cần có những nhìn nhận đúng đắn về đóng góp khoa học của Đạo giáo. Một trong bốn phát minh lớn của người Trung Quốc là thuốc súng. Đây là phát minh ngẫu nhiên của người Trung Quốc. Trong quá trình luyện thuốc tiên, những đạo sĩ Trung Quốc đã vô tình phát hiện ra ánh sáng của lưu huỳnh và từ đó họ nghĩ ra thuốc súng. Người có công phát hiện ra phản ứng hóa học này là ai không thấy đề cập trong sử sách nhưng có lẽ đó là thành quả của tập thể. Theo thời gian người ta đã dựa vào đó mà tạo ra pháo hoa. Đóng góp thứ hai của đạo giáo là về mặt y học. Những đạo sĩ chân chính của tôn giáo này phần đông là những người giỏi về y học và nhiều lúc còn chữa bệnh cứu người. Và cũng vì mong muốn được trường sinh bất tử nên họ ra sức bào chế thuốc. Từ đó nhiều phương thuốc hữu hiệu ra đời. Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ có công năng chữa bệnh và bồi bổ, hoàn toàn không có công năng "trị bá bệnh" hay "trường sinh bất tử" theo niềm tin của họ. Tuy nhiên những tìm tòi đó cũng đề lại nhiều thành quả đáng trân trọng. Bên cạnh đó, dực vào những phương thức tu luyện của đạo giáo người ta đã cho ra đời bộ môn Nhân điện học với việc truyền điện chữa bệnh gần giống với cách "luyện chưởng" của những đạo sĩ trước đây.
Nhưng đóng góp lớn nhất của Đạo giáo cho khoa học có lẽ là một học thuyết lớn về triết học mà cho đến tận bây giờ khi nó đã lụi tàn người ta vẫn còn nghiên cứu đến...

27/3/09

NGUỒN GỐC ĐẠO GIÁO

NGUỒN GỐC Đạo giáo xuất phát từ đạo gia. Đó là một trong bốn tư tưởng lớn của Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.Người sáng lập ra học thuyết này là Lão Tử, còn gọi là Lão Đam, một người thuộc tộc Bách Việt và từ đây chịu ảnh hưởng triết lý ngũ hành âm dương của người Việt Cổ. Đạo gia thuần túy là triết lý duy vật sơ khai biện chứng. Tư tưởng cốt lõi của học thuyết này theo Lão Tử, mọi thứ đều có nguồn gốc từ đạo. Đạo sinh ra đức, đức sinh ra mọi vật. Từ đó một sinh ra hai, hai sinh ra bốn, sinh sinh tám, tám sinh mười sáu,... và thành tất cả mọi vật. Tuy nhiên đạo và đức ở đây không theo nghĩa xã hội như học thuyết Nho giáo của Khổng Tử mà thuộc về tự nhiên. Triết lý này giải thích nguồn gốc chung của mọi vật và chủ ý của Lão Tử khi đề ra học thuyết này là muốn con người trở lại với xã hội mà con người vừa thoát khỏi. Đó là đời sống thị tộc, bộ lạc, ít dân. Theo ông việc hình thành một quốc gia hùng mạnh sẽ làm con người xa rời bản chất của mình, học thuyết này đề ra cho một xã hội ít dân, chậm phát triển và ngu dân. Do đó nó không được phổ biến rộng rãi vào thời đó. Tuy vậy xét cho cùng, Đạo gia vẫn là một học thuyết tiến bộ vào thời điểm đó. Tương truyền rằng Lão Tử đến cuối đời cưỡi một con trâu xanh đi về rừng phía Tây và không trở lại. Ông đã hóa thành tiên. Nhưng tại sao lại có lời tương truyền ấy? Đó là khi Đạo gia không còn là nó nữa mà phát triển thành đạo giáo. Trang Tử, còn có tên là Trang Chu, chính là người có công đầu tiên và quan trọng nhất trong việc phát triển Đạo gia thành Đạo giáo. Trên nền tảng có sẵn của Đạo giáo, ông đã biến nó từ học thuyết duy vật thành duy tâm. Trang Tử đã "thiêng liêng" hóa cái "đạo" tự nhiên của Lão Tử thành cái "đạo" lung linh, huyền ảo nhuốm màu tôn giáo, và từ đó đạo giáo ra đời. Tuy nhiên để phát triển thành một tôn giáo lớn ở Trung Quốc và gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam thì cần đến công sức của nhiều người sau Trang Tử http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Lao-tu-To-Vinh-Khang-William-So.IW60OBA6.html